Trường Mầm non Dĩnh Trì tích cực hưởng ứng tham gia ngày chuyển đổi số quốc gia 10/10/2022 - Chào mừng 92 năm ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam - Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ là danh dự và uy tín của nhà trường

Saturday, 20/04/2024 - 20:16|
KỶ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3/2024 VÀ KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG.

Tên biện pháp: “Giải pháp tổ chức trò chơi thực nghiệm giúp trẻ 4 - 5 tuổi hứng thú tham gia hoạt động Khám phá khoa học”

1. Tên biện pháp:

      “Giải pháp tổ chức trò chơi thực nghiệm giúp trẻ 4 - 5 tuổi hứng thú tham gia hoạt động Khám phá khoa học”

2. Ngày biện pháp được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Tháng 9/2020

3. Các thông tin cần bảo mật: Không có

4. Mô tả các biện pháp cũ thường làm:

Giáo viên thường ngại việc xây dựng và tổ chức trò chơi thực nghiệm cho trẻ, chỉ tổ chức trong giờ hoạt động chung và rất khó khăn trong việc tìm các hoạt động phù hợp để trẻ tích cực khám phá và lĩnh hội kiến thức, trẻ ít được làm thí nghiệm. Giáo viên còn lúng túng và ít thiết kế và sử dụng trò chơi, chưa linh hoạt tận dụng những điều kiện tự nhiên tìm tòi, khám phá những, thí nghiệm mang tính phát triển, phù hợp với đặc điểm cá nhân trẻ và điều kiện thực tiễn của trường lớp, địa phương. Hệ thống câu hỏi đặt ra chưa phát huy được tính tích cực của trẻ…

Kỹ năng lập kế hoạch, lựa chọn nội dung giáo dục, hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy của một số giáo viên chưa linh hoạt và chưa phù hợp với kỹ năng của trẻ. Giáo viên chưa có kỹ năng chắt lọc và đưa vào áp dụng những bài tập tư duy, trò chơi sáng tạo, những thí nghiệm thực nghiệm có hiệu quả.

Hiện nay, việc tổ chức hoạt động khám phá khoa học thông qua tổ chức trò chơi thực nghiệm đã và đang được quan tâm trong các trường mầm non, tuy nhiên giáo viên còn ôm đồm nhiều nội dung khám phá trong một hình thức, nặng về cung cấp kiến thức hơn là tạo cơ hội cho trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm, tìm tòi khám phá và chưa chú trọng tới việc hình thành các kĩ năng nhận thức cho trẻ.

5. Sự cần thiết phải áp dụng biện pháp:

Khi trẻ được tích cực khám phá và đặc biệt là tham gia vào các hoạt động thực nghiệm sẽ giúp trẻ tích lũy được kiến thức, kĩ năng về tự nhiên và xã hội, giúp trẻ được phát triển về các mặt: Đức - Trí - Thể - Mĩ - Lao động. Đây là mục đích hàng đầu của giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng.

Hoạt động thực nghiệm được tổ chức theo phương thức “Học bằng chơi, chơi mà học”, là phù hợp hơn cả đối với trẻ. Đặc biệt, việc sử dụng trò chơi, thí nghiệm đơn giản luôn tạo cho trẻ sự hứng thú, kích thích trẻ tích cực hoạt động, phát triển ở trẻ tính tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi, phát triển óc quan sát, phán đoán và các năng lực hoạt động trí tuệ,….từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình tìm hiểu thế giới xung quanh. Trẻ được sờ thấy, trông thấy, nghe thấy hoặc tưởng tượng ra được, nhằm kích thích sự phát triển cao độ những tiềm năng trong trẻ, đồng thời làm hạn chế sự phát triển của những yếu tố bất lợi.

 Giúp trẻ hiểu biết sơ đẳng về đặc điểm, tính chất, giá trị sử dụng, mối liên hệ và sự phát triển của các hiện tượng, sự vật xung quanh trẻ.… nhờ vậy khả năng cảm nhận của trẻ sẽ nhanh nhạy, chính xác, những biểu tượng, kết quả trẻ thu nhận được trở nên cụ thể, sinh động và hấp dẫn hơn. Qua những thí nghiệm nhỏ trẻ được tự mình thực hiện trong độ tuổi mầm non sẽ hình thành ở trẻ những biểu tượng về thiên nhiên chính là cơ sở khoa học sau này của trẻ.

Trước khi thực hiện đề tài này tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng khám phá khoa học của trẻ lớp mình, việc đánh giá chính xác thực trạng sự phát triển của trẻ về nhận thức sẽ giúp tôi hiểu rõ hơn về kiến thức, kỹ năng, thái độ của trẻ lớp mình về hoạt động khám phá khoa học. Từ đó lên kế hoạch và sáng tạo các trò chơi thực nghiệm để tổ chức khám phá khoa học sao cho phù hợp với trẻ.

Tôi đã lên kế hoạch từ đầu năm để khảo sát trẻ. Các tiêu chí đề ra là: Khả năng Chú ý vào nội dung, nắn được kiến thức, khả năng so sánh, khả năng quan sát, khả năng giao tiếp, khả năng phân loại, thao tác thực nghiệm, khả năng suy luận, khả năng phán đoán.

Nội dung

Số trẻ đạt

Số trẻ chưa đạt

Số trẻ

Tỷ lệ %

Số trẻ

Tỷ lệ %

 

 

Số

Lượng trẻ là:

36 cháu

1. Trẻ chú ý vào nội dung

20/36

55,6%

16/36

44,4%

2. Trẻ nắm được kiến thức

18/36

50%

18/36

50%

3. Khả năng quan sát, giao tiếp.

18/36

50%

18/36

50%

4. Trẻ thích được nói lên ý kiến của mình.

17/36

47,2%

19/36

52,8%

5. Khả năng phân loại.

18/36

50%

18/36

50%

6. Thao tác thực nghiệm

17/36

47,2%

19/36

52,8%

7. Khả năng suy luận

15/36

41,6%

21/36

50,4%

6. Mục đích của biện pháp.

Dựa trên những mục đích của giáo dục mầm non và đặc điểm phát triển của trẻ, mục đích của tôi mong muốn trong việc  gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi tham gia hoạt động Khám phá khoa học, cụ thể như sau:

Nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ, góp phần mở rộng, hệ thống hóa và tích cực hóa vốn từ cho trẻ, thêm chủ đề hoặc loại từ để trẻ biết sắp xếp các từ, vốn từ theo logic, trật tự nhất định. Đồng thời, rèn các kĩ năng diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, đủ ý, đúng ngữ pháp với thái độ mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp với mọi người. Trẻ bộc lộ các ý kiến, quan điểm của bản thân trong các hoạt động thực nghiệm và nói lên những kết quả thu được.

Lựa chọn và tổ chức thực hiện một số thí nghiệm nhằm cung cấp cho trẻ những tri thức xác thực về khoa học và những mối liên hệ, quan hệ về các sự vật hiện tượng trong môi trường xung quanh. Tạo sự hứng thú cho trẻ tham gia hoạt động khám phá khoa học nhằm khơi dậy những khả năng tiềm ẩn, hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo, cho việc học tập suốt đời.

7. Nội dung:

7.1.Thuyết minh biện pháp mới hoặc cải tiến

Nội dung: Cần thiết kế trò chơi học tập và thí nghiệm hoạt động khám phá phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 4 - 5 tuổi nói chung và đặc điểm nhận thức của trẻ về hoạt động khám phá nói riêng. Tôi đã tiến hành các giải pháp sau:

Biện pháp 1: Lập kế hoạch thực hiện các trò chơi thực nghiệm giúp trẻ khám phá khoa học theo chủ đề:

Các trò chơi thực nghiệm mà cô cung cấp cho trẻ những kiến thức khoa học đơn giản dễ hiểu, phù hợp với khả năng của trẻ. Đồng thời cũng kích thích trẻ tích cực hoạt động, phát triển ở trẻ tính tò mò ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi về vẻ đẹp thới giới xung quanh. Từ đó nảy sinh tình yêu thiên nhiên và hành động bảo vệ môi trường.

Qua nghiên cứu tài liệu tôi đã nắm được chính xác đầy đủ các nội dung, yêu cầu cách tiến hành các trò chơi thực nghiệm trẻ 4-5 tuổi hoạt động khám phá khoa học. Tôi đã thực hiện theo bảng xây dựng các trò chơi thực nghiệm theo chủ đề là:

TT

Chủ đề

Nội dung thực hiện

Các trò chơi thực nghiệm

  1

Gia đình: 2 thử nghiệm

- Tổ chức hoạt động khám phá đồ vật, chất liệu

- Tại sao các đồ vật lại nóng lên

- Tạo nhóm.

2

Bản thân: 3 thử nghiệm

- Khám phá về một số các giác quan của cơ thể con người

- Truyền tin.

- Tháp dinh dưỡng kì diệu.

- Khám phá các giác quan trên cơ thể.

3

Động vật: 4 thử nghiệm

- Tổ chức khám phá khoa học về động vật, sự chuyển động.

- Bắt cá.

- Bóng hình các con vật.

- Dấu chân con vật

- Sự chuyển động của cá.

4

Nghề nghiệp: 2 thử nghiệm

- Khám phá về nguyên vật liệu các nghề

- Đất như thế nào.

- Hỗn hợp cát, vôi, xi măng.

5

Thực vật: 5 thử nghiệm

- Khám phá khoa học về thực vật

- Sự phát triển của cây từ hạt

- Sờ, ngửi đoán tên quả.

- Hoa nở như thế nào.

- Hoa đổi mầu.

- Cây cần gì để lớn lên.

6

Giao thông: 2 thử nghiệm

- Khám phá nguyên lý chuyển động.

- Xe chạy nhanh chậm.

- Tín hiệu

 

7

Nước và hiện tượng tự nhiên: 6 thực nghiệm

- Khám phá về nước và một số hiện tượng thiên nhiên, không khí, ánh sáng.

- Đồ vật bay và không bay.

-  Gió có từ đâu.

- Những chiếc chong chóng.

- Ánh sáng đi như thế nào.

- Nước dâng lên như thế nào.

- Vật chìm vật nổi

 

Để nắm bắt được yêu cầu, nội dung, cách tiến hành các trò chơi thực nghiệm sẽ giúp tôi sáng tạo các trò chơi thực  nghiệm khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi lớp tôi phù hợp với nội dung giáo dục lồng ghép vào các chủ đề giúp trẻ đạt được hiệu quả của quá trình hoạt động với khám phá khoa học.

          Biện pháp 2. Thiết kế và sưu tầm 1 số trò chơi học tập nhằm tạo hứng thú cho trẻ hoạt động khám phá.

          Trẻ mầm non “Học bằng chơi, chơi mà học”, sau thời gian trò chuyện, đàm thoại với cô trẻ được hoạt động, được tham gia vào các trò chơi hứng thú. Qua đó, trẻ không chỉ ngồi nghe cô nói và trả lời các câu hỏi của cô mà trẻ còn có cơ hội để bộc lộ các hiểu biết của mình thông qua các trò chơi.

          VD: Trò chơi “Truy tìm kho báu” Phát triển sự khéo léo của bàn tay ngón tay, giúp trẻ hiểu được đặc tính của nam châm hút được kim loại.

=> Chuẩn bị: Hộp nhựa đựng cát Cát mịn; Ghim cài kim loại; Nam châm

=> Cách tiến hành: Đổ cát vào hộp, cho ghim cài chìm vào trong cát. Dùng nam châm để trên bề mặt của cát để tìm ghim.

- Thí nghiệm vật chìm vật nổi, cái gì tan trong nước, vì sao ngọn nến tắt, nước đá biến đâu mất,  tờ giấy kì diệu…

 

Biện pháp 3. Cho trẻ làm thí nghiệm, thực nghiệm khoa học:

Không phải thí nghiệm nào cũng là một phát minh. Tuy nhiên, không có phát minh nào là không có thí nghiệm. Những thí nghiệm nhỏ, đơn giản, dễ tiến hành nhưng lại hiệu quả vì đem đến cho trẻ những hiểu biết về thế giới xung quanh, từng bước các con sẽ có điều kiện để suy nghĩ, khám phá những bí ẩn của cuộc sống. Để kích thích sự phát triển của trẻ mầm non, cách tốt nhất là cho trẻ tiếp xúc với thực tế thật nhiều để trẻ có thể hiểu hơn về thế giới xung quanh. Các hoạt động khám 

phá khoa học ở độ tuổi mẫu giáo đều hướng tới sự khám phá mọi thứ xung quanh cũng như rất cần người lớn hỗ trợ để duy trì được bản tính tò mò, thích tìm hiểu. Do vậy tất cả những gì chúng ta nên làm là cho trẻ có thể tự do khám phá và khuyến khích trẻ tiếp tục đặt câu hỏi, theo đuổi sở thích của mình.

VD trò chơi : Trong hạt có gì?

+  Mục đích: Giúp trẻ hiểu rằng hạt có thể nảy mầm thành cây nếu biết cách gieo và chăm sóc đúng cách. Ngoài ra trẻ biết thêm về đặc điểm bên ngoài và bên trong của hạt.

+ Chuẩn bị: Một số hạt đỗ đen, đỗ tương, hạt lạc, hạt rau muống,…

+ Cách tiến hành: Ngâm hạt vào nước ấm qua đêm. -> Cho trẻ đoán xem bên trong hạt có gì? -> Cho trẻ tự làm thực nghiệm bóc vỏ hạt và tách làm đôi, cho trẻ quan sát và nhận xét kết quả.

+ Giải thích và kết luận: Trong hạt có cây con tí xíu, cây con tí xíu đó chính là mầm cây, nếu gieo xuống đất nó sẽ mọc thành cây.

Biện pháp 4. Cho trẻ tiếp xúc nhiều với thiên nhiên:

 Tiếp xúc với thiên nhiên trẻ tích luỹ thêm nhiều kiến thức về tự nhiên: Mây, mưa, nắng… thì bầu trời thay đổi như thế nào? thời tiết ra sao?. Chơi với cát, sỏi, nước, lá cây...vv trẻ sẽ khám phá tính chất của các vật đó như thế nào: VD cát sỏi tuy nhỏ nhưng trọng lượng nặng thì sẽ chìm, lá cây tuy to nhưng trọng lượng nhỏ nên chìm trong nước. Hoặc các trò chơi : Kim kỉm kìm kim, ô tô chở cát đến cho các bạn khác sàng cát, đồ hình con vật, chơi cắp cua bỏ giỏ, ô ăn quan, nhặt sỏi to, sỏi nhỏ xếp hình quả, hoa…

 

 Biện pháp 5. Xây dựng “Không gian tư duy sáng tạo” trong lớp.

Khi trang trí lớp tôi dành 1 góc ngoài hành lang để xây dựng “Không gian tư duy sáng tạo” cho trẻ, với tiêu chí góc được trang trí màu sắc trang nhã có thẩm mỹ thu hút được sự chú ý của trẻ. Trong góc không gian tư duy sáng tạo có đầy đủ các loại đồ dùng đồ chơi sáng tạo, những bộ học liệu để trẻ được trực tiếp thực hành các thí nghiệm để tự mình nhận ra kết quả của các hoạt động. Tăng cường các hoạt động khám phá trải nghiệm về thiên nhiên, các thí nghiệm khoa học, các hoạt động tạo hình sáng tạo, lồng ghép vào hoạt động vui  chơi….

 

Bé hoạt động trải nghiệm

Biện pháp 6. Kết hợp giữa giáo viên với phụ huynh

Việc cô giao nhiệm vụ cho trẻ về nhà tìm hiểu trước vấn đề sẽ khám phá đã tạo cho trẻ hứng thú nhất định và tạo thói quen hàng ngày chia sẻ với bố mẹ những điều vừa học ở lớp. Trước và sau mỗi hoạt động khám phá thì yêu cầu trẻ về nhà tìm hiểu trước bằng cách hỏi bố mẹ, xem tivi... Lặp lại nhiều lần như cách này sẽ tạo thành một thói quen tốt và là sự kết hợp tuyệt vời giữa gia đình, nhà trường và bản thân trẻ. Làm trẻ sẽ luôn háo hức mỗi khi trở về nhà và kể với bố mẹ những điều vừa khám phá. Vì thế tôi thư­ờng xuyên trao đổi với phụ huynh vào giờ đón trả trẻ để hiểu đ­ược tính cách trẻ và để phụ huynh luyện thêm cho trẻ.

* Kết quả của biện pháp:

T những kết quả thu được trên trẻ sau một thời gian, tôi thấy rằng cho trẻ khám phá đã đem lại một kết quả tốt, trẻ đã bị cuốn hút và thực sự thấy hứng thú, háo hức mỗi khi đến với khám phá khoa học. Do vậy, trẻ rất tự tin khi phát biểu và nói lên ý kiến của mình. Chứng tỏ các hoạt động tôi tổ chức cụ thể hóa, trực quan hóa các kiến thức khoa học trìu tượng, giúp các trẻ tiếp thu đễ dàng hơn.

Trẻ có kiến thức, kĩ năng bền vững trong mỗi chủ đề qua từng trò chơi, thí nghiệm được tiến hành. Trẻ có một môi trường hoạt động phong phú, hấp dẫn với nhiều điều tưởng chừng rất quen thuộc nhưng đầy bất ngờ, được chơi nhiều trò chơi mang lại nhiều kiến thức mới lạ không ngờ. Trẻ được phỏng đoán, xem xét, quan sát và khám phá các sự vât, hiện tượng xung quanh bằng tất cả các giác quan.

          Trẻ được hoạt động, làm những công việc phục vụ cho bản thân và thấy rất hào hứng, tự hào khi mình được tin tưởng, đây cũng là dịp để trẻ thể hiện bản thân, chiến thắng chính mình khi tham gia vào những trò chơi và thí nghiệm này.

Trẻ được kích thích trí tò mò luôn tìm hiểu và giải thích về các sư vật và hiện tượng xung quanh từ đó hình thành óc suy luận, khả năng phán đoán, tư duy. Chính những trò chơi, thí nghiệm sẽ nuôi dưỡng ước mơ nghiên cứu khoa học ngay từ giai đoạn này.

* Kết quả cụ thể được thể hiện qua bảng so sánh sau:

 

Nội dung

Trước khi áp dụng Biện pháp

Sau khi áp dụng biện pháp

Số trẻ đạt

Tỷ lệ %

Số trẻ đạt

Tỷ lệ %

 

 

Số

Lượng trẻ là:

36 cháu

1. Trẻ chú ý vào nội dung

20/36

55,6%

36/36

100%

2. Trẻ nắm được kiến thức

18/36

50%

35/36

97,2%

3. Khả năng quan sát, giao tiếp.

18/36

50%

34/36

94,4%

4. Trẻ thích được nói lên ý kiến của mình.

17/36

47,2%

33/36

91,2%

5. Khả năng phân loại.

18/36

50%

34/36

94,4%

6. Thao tác thực nghiệm

17/36

47,2%

33/36

91,2%

7. Khả năng suy luận

15/36

41,6%

33/36

91,2%

 

7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng biện pháp

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đã chỉ ra thực trạng tổ chức hoạt động khám phá cho trẻ 4 - 5 tuổi trong nhà trường đạt hiệu quả khả quan. Từ đó đề xuất và khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ trong và ngoài nhà trường có thể áp dung nhân rộng trong các trường mầm non toàn thành phố.

7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của biện pháp:

          * Về phía giáo viên:

Qua việc áp dụng “Biện pháp tổ chức trò chơi thực nghiệm giúp trẻ 4 - 5 tuổi hứng thú tham gia hoạt động Khám phá khoa học” góp phần thay đổi ý thức của giáo viên trong công tác giáo dục giúp cho trẻ 4-5 tuổi khám phá khoa học, thêm nhiều trò chơi, thí nghiệm làm phong phú kiến thức đến với  trẻ.

Nảy sinh những yếu tố giúp xây dựng nên những trò chơi, thí nghiệm mới hấp dẫn trẻ hơn. Qua quá trình tổ chức cho trẻ chơi và làm thí nghiệm, cô dễ dàng phân loại trẻ để có cách giáo dục phù hợp hơn cũng như phát hiện ra khả năng nổi trội của 1 số trẻ để có kế hoạch bồi dưỡng.

          * Về phía phụ huynh:

Phụ huynh cũng được kết hợp cùng giáo viên sưu tầm các nguyên vật liệu, đồ dùng để trẻ thí nghiệm, từ đó có kiến thức về những nội dung trẻ cần có ở trường, thấy được khả năng của con em mình và có kế hoạch bồi dưỡng cho trẻ cũng như tin tưởng vào trẻ có thể làm được nhiều điều mà trước nay chưa từng nghĩ đến.

Đây cũng là những trò chơi, thí nghiệm phụ huynh đã lấy để tổ chức cho các con tại nhà. Từ đó tạo ra ý thức luôn để trẻ được khám phá, được làm thí nghiệm đơn giản và thường xuyên tạo điều kiện để trẻ được tự làm.

Khi thiết kế và sưu tầm những trò chơi, thí nghiệm này đưa và các hoạt động cho trẻ, tôi không  nghĩ trẻ lại hào hứng, say mê đến thế. Trẻ có thể chơi và làm thí nghiệm đến quên cả thời gian cho phép và mỗi lần đưa ra một trò chơi, thí nghiệm mới, trẻ lại hò reo sung sướng. Không những thế, nhất là những thí nghiệm, nhiều trẻ còn tự nghĩ ra nhiều thí nghiệm hay và mang đến để cô cùng thực hành với các bạn, một không khí chơi mà học luôn tràn ngập trong lớp.

* Cam kết: Tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.

Tác giải giải pháp

Nguyễn Thị Hương

Lượt xem: 2.063
Tác giả: Trường Mầm non Dĩnh Trì
Bài tin liên quan
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 682
Hôm qua : 1.559
Tháng 04 : 13.670
Năm 2024 : 112.012